BÁN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, SẢN XUẤT NĂM 1990
BÁN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, SẢN XUẤT NĂM 1990
CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON SHARYO DH650 - III
Thi công mặt đường
Thi công mặt đường
Thi công mặt đường
CHO THUÊ MÁY ĐÓNG CỌC, CẦN TRỤC BÁNH XÍCH 65 TẤN DH 650
CHO THUÊ MÁY ĐÓNG CỌC, CẦN TRỤC BÁNH XÍCH 65 TẤN DH 650
CHO THUÊ MÁY ĐÓNG CỌC, MÁY CẨU BÁNH XÍCH
BÁN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, MÁY HOẠT ĐỘNG TỐT, GIÁ RẺ
BÁN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, MÁY HOẠT ĐỘNG TỐT, GIÁ RẺ
BÁN CẨU BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, MÁY ĐANG HOẠT ĐỘNG TỐT, GIÁ RẺ CHO QUÝ KHÁCH NÀO QUAN TÂM
Thi công cọc cát đầm
Thi công cọc cát đầm
Thi công cọc cát đầm
CHO THUÊ CẨU BÁNH XÍCH DH650-3
CHO THUÊ CẨU BÁNH XÍCH DH650-3
CHO THUÊ CẨU BÁNH XÍCH DH650-3
Cho thuê búa rung
Cho thuê búa rung
Cho thuê búa rung 90-135 KW
Tag: Thi công cọc cát, thi công giếng cát, cọc cát khi nén, khí nén, đóng cọc cát, 
Công nghệ và quy trình thi công cọc cát khí nén thổi khô
 
  1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1.   Công tác chuẩn bị mặt bằng
  • Dọn dẹp mặt bằng, san gạt phẳng đảm bảo độ bằng phẳng để di chuyển máy thi công giếng cát. (Phần này do nhà thầu chính thực hiện)
  1. Công tác bố trí máy :
Một bộ thiết bị thi công cọc cát bằng công nghệ khí nén bao gồm các bộ phận sau :
  1. Máy đóng cọc chuyên dùng (hoặc máy cẩu bánh xích lắp thêm  ống trượt)
  2. Búa rung điện công suất từ 90KW(120HP) trở lên
  3. Máy phát điện công suất từ 250KVA trở lên
  4. Máy nén khí công suất 15 HP trở lên.
  5. Máy xúc lật dung tích gầu 1.8m3
Với khối lượng cọc cát d400 khoảng 100.000 md, bố trí 02 bộ thiết bị thi công. Công suất thi công của mỗi một máy trung bình đạt 700 mét dài cho một ca 8 giờ làm việc, thời gian thi công dự kiến 120 ngày.
3.   Bố trí nhân lực cho hạng mục cọc cát
- Tổ điều hành, gồm 04 người :
+ 01 Đội trưởng : Quản lý chung
+02 Cán bộ kỹ thuật thi công : Giám sát, quản lý chất lượng hiện trường, công tác an toàn.
+ 01 Cán bộ sửa chữa: Phụ trách sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.
  • Tổ công nhân vận hành, gồm 07 người cho một bộ thiết bị :
+ 01 Công nhân vận hành máy đóng cọc chính
+ 01 Công nhân vận hành phụ
+ 02 Công nhân sửa chữa
+ 02 nhân công phục vụ
+ 01 Công nhân vân hành máy xúc
  1. THI CÔNG GIẾNG CÁT.
  1. Định vị vị trí đặt giếng.
  • Để bắt đầu thi công sẽ triển khai cắm mốc chi tiết các điểm khảo sát theo hệ lưới toạ độ, định vị bằng thước thép và máy kinh vĩ.
  • Các giếng khác sẽ được đo bằng thước từ các điểm định vị.
  • Công việc định vị các điểm tim giếng cát cho diện tích dự tính thực hiện nên thực hiện trước 01 ngày.
  1. Dựng và hạ giá búa:
  • Tuân theo các quy tắc an toàn về cẩu lắp vật nặng.
  • Chỉ có một người chỉ huy lắp ráp và ra lệnh phối hợp duy nhất là cán bộ kỹ thuật huy thợ bậc cao có nhiều kinh nghiệm.
  • Bố trí sao cho thợ lái cẩu nhìn rõ khu vực cẩu lắp và nơi thợ lắp ráp.
  • Động tác cẩu phải nhẹ nhàng, đều đặn để tránh vật cẩu bị lắc, đu đưa gây ra va đập và có dây néo giữ ổn định, tránh vật cẩu bị xoay, lắc.
  • Mọi người phải đứng ngoài bán kính an toàn, xa hơn chiều dài tay cần trục tối thiểu là 5m.
  • Chỉ khi vật cẩu tương đối ổn định và gần vị trí lắp ráp mới được vào lắp ráp.
  • Xiết chặt đều các mối bu lông liên kết yêu cầu mới cho dựng lắp dàn.
  • Phải kiểm tra tời, cáp, phanh trước khi lắp dựng dàn.
  • Vị trí cẩu giữ nâng dàn phải đảm bảo khi dàn dựng thẳng không đập vào đầu cần của cần trục. Móc cẩu cần trục phải có khóa tránh tuột cáp.
  1. Trình tự các bước thi công cọc cát.





Cọc cát sẽ được thi công lặp đi lặp lại với các công việc như sau:
Bước 1 : Di chuyển cẩu, đặt mũi ống vách đặt vào vị trí đã được định vị.
Bước 2 : Kích hoạt búa rung ép  ống vách xuyên vào đất, khi mũi ống vách đạt đến độ sâu thiết kế thì cho búa dừng hoạt động
Bước 3 : Dùng xúc lật  cho  cho cát vào bằng phễu sau đó chảy xuống ống vách.
Bước 4 : Khi ống vách đã chứa đầy cát, búa rung và hệ thống khí nén được kích hoạt để xả cát trong ống, đồng thời cần cẩu kéo ống vách và búa lên.
Bước 5 : Khi ông vách được kéo ra khoảI mặt đất thì cho búa dừng hoạt động đồng thời di chuyển cẩu đến vị trí cọc tiếp theo
Khi cát ra khỏi ống vách hết và cát sẽ được thi công đến cao độ thiết kế.
 
  1. Quản lý chất lượng và kế hoạch thí nghiệm.
  1. Thành phần hạt của cát sử dụng cho giếng cát là rất quan trọng.
  2. Cát trước khi sử dụng thì mẫu và kết quả thí nghiệm sẽ được đệ trình Kỹ sư để chấp thuận.
  3. Thí nghiệm thành phần hạt, độ thấm, hàm lượng hữu cơ sẽ được làm thường xuyên, 01 lần cho 1000m3 trong suốt quá trình thi công để chứng nhận chất lượng.
  4. Khi kết thúc 1 khu vực trong quá trình thi công, Nhà thầu tiến hành tổng hợp làm báo cáo với các thông tin cập nhật: Vị trí thi công, thời gian thi công (bắt đầu, kết thúc), số lượng giếng cát được thi công và chiều sâu mỗi giếng.
  5. Những phát hiện về tầng đất cứng gặp phải sẽ được báo cáo.
  6. Kiểm tra các vị trí giếng cát với sai số < 15cm.
  7. Độ thẳng đứng của giếng cát không lệch quá 5% (5cm/1md).
  1. QUI ĐỊNH BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI THI CÔNG:
    1. Công tác cẩu.
  1. Phòng ngừa chung:
  • Máy cần trục sử dụng để cẩu lắp phải phù hợp về khả năng mang tải, tầm vươn xa, tầm với cao.
  • Bố trí vị trí xếp đặt hợp lý.
  • Bố trí khu vực hoạt động àn toàn cho cần trục.
  • Các dụng cụ treo buộc phải được kiểm tra cẩn thận trước khi cẩu.
  • Thống nhất trình tự lắp ghép giữa công nhân phục vụ với thợ cẩu trước khi lắp cấu kiện đầu tiên.
  • Công nhân không được uống rượu bia trước, trong quá trình làm việc.
  • Tình trạng sức khoẻ của công nhân phải tốt khi tham gia làm việc.
  • Tất cả các công nhân khi làm việc ngoài công trường phải mặc bảo hộ, đội mũ, đi ủng bảo hộ theo quy định
  1. Phòng ngừa sự cố tai nạn khi sử dụng máy cần trục:
  • Trong mọi trường hợp thợ cẩu phảiI là người đã được học an toàn lao động và chịu trách nhiệm nếu bản thân anh ta vi phạm nội qui an toàn lao động.
  • Không được cẩu cấu kiện có trọng lượng lớn hơn trọng tải cho phép của cần trục.
  • Không được cẩu cấu kiện đặt ngoàI tầm với, cẩu kéo lê cấu kiện hoặc công nhân kéo đẩy cấu kiện khi còn treo lơ lửng trên không.
2.  Công tác điện.
  • Các thiết bị cần thiết sử dụng điện được mắc vào mạng điện của công trường theo quy định an toàn điện trong xây dựng, trong đó đặc biệt chú ý các quy định sau:
+ Người không được phân công không được phép sử dụng các thiết bị liên quan tới điện.
+ Các phần dẫn điện trần của các thiết bị điện phải được bọc kín bằng vật liệu cách điện. Đối với những bộ phận dẫn điện để hở do yêu cầu của kết cấu cần phải treo cao rào chắn và treo biển báo hiệu.
+ Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của hệ thống (vận hành búa rung với tốc độ tối thiểu).
+ Tất cả các đường dây dẫn điện không được để sát mặt đất, hoặc ngầm trong nước mà phải được treo cao hoặc chôn sâu dưới nền đất khi đã được bọc lớp cách điện bảo vệ.
+ Người sử dụng thiết bị điện luôn phải cách đất bằng cách đi giầy cao su khô và phải được trang bị các dụng cụ phòng hộ theo qui định.
+ Cấm để các dây dẫn điện thi công tiếp xúc với các kết cấu kim loại của công trình.
+ Các cầu dao đóng ngắt điện phải được quản lý chặt chẽ sao cho người không có trách nhiệm không thể tự động đóng ngắt điện. Chúng phải được đặt trong hộp kín để nơi khô ráo an toàn và tiện cho việc sử lý sự cố.
+ Các thiết bị sử dụng điện phải được bảo vệ bằng tự ngắt khi đoạn mạch hoặc quá tải. Cầu chì hay rơ le sử dụng phải phù hợp điện áp và dòng điện của thiết bị sử dụng điện.
+ Chỉ được nối các động cơ điện, dụng cụ điện, đèn chiếu sáng vào lưới điện bằng các phụ kiện quy định. Cấm đấu ngoắc xoắn các đầu dây điện.
2.   Đảm bảo các điều kiện vệ sinh lao động
Ap dụng các biện pháp cần thiết để cải thiện các điều kiện vì khí hậu tiện nghi ở nơi làm việc cũng như nơi nghỉ cho công nhân:
+ Bảo đảm sự trao đổi không khí bằng không khí tự nhiên cho khu vực nhà ở. Lán trại trên công trường bằng cách chọn hướng để xây dựng hợp lý (cố gắng theo hướng Bắc - Nam) bố trí đủ diện tích cửa sổ, cửa ra vào tạo điều kiện thoáng tốt.
+ Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hoá các thao tác nặng nhọc để giảm nhẹ sức lao động cho người lao động (Sử dụng thiết bị đào đất, cần cẩu cho lắp đặt)
+ Trang bị đủ các dụng cụ phòng hộ cá nhân: quần áo bảo hộ, găng tay kính bảo vệ mắt ....
Sử dụng các biện pháp chống bụi trên công trường như: Lợi dụng hướng gió cơ giới hoá việc bốc đỡ vật liệu rời, phun nước tưới ẩm vật liệu trong quá trình thi công phát sinh nhiều bụi, trang bị khẩu trang ....
Giảm đến mức tới thiểu của tiếng ồn và rung động bằng các dụng cụ phòng hộ cá nhân: dùng bông băng đặt vào lỗ tai hoặc bao ốp tai, sử dụng giầy có đế bằng cao su, găng tay có lớp lót trong lòng bàn tay bằng cao su xốp để hạn chế ảnh hưởng của sự rung động khi sử dụng các thiết bị rung.
Khi tổ chức thi công ban đêm sẽ bố trí đảm bảo hệ thống chiếu sáng bằng đèn pha hoặc đèn dây tóc công suất 300-500W với chiều cao treo đèn hợp lý. Các thiết bị  thi công ban đêm phải có hệ thống chiếu sáng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
3.  Biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công:
- Lái xe lái máy và người lao động được huấn luyện nhắc nhở về nội dung công tác an toàn trước khi thi công, đặc biệt trong điều kiện thi công hỗn hợp giữa xe máy và nhân lực.
- Bố trí hợp lý máy móc thiết bị, bảo đảm sử dụng vận hành máy an toàn thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động, sửa chữa kịp thời những hư hỏng có kế hoạch tu sủa bảo dưỡng máy theo định kỳ.
Tổ chức đường vận chuyển đi lại trong nội bộ công trường hợp lý. Tránh giao cắt nhiều trên đường vận chuyển để hạn chế tai nạn xảy ra. tuyệt đối không dùng xe tự đổ để chở công nhân.
4.  An toàn cháy nổ
- Nhà thầu sẽ thực hiện triệt để các quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy trong các hoạt động trên công trường, hạn chế tới mức tối đa các nguyên nhân gây ra cháy nổ .
- Tuyên truyền giáo dục lưc lượng tham gia thi công trên công trường chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh phòng cháy chữa cháy của Nhà nước, điều lệ nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Áp dụng đúng đắn các tiêu chuẩn, quy phạm phòng cháy trong các lĩnh vực: sinh hoạt vận hành thiết bị, sử dụng bảo quản nhà cửa kho tàng đặc biệt khu vực chứa nhiên liệu dễ cháy nổ (xăng dầu, vật liệu nhựa, ...)
- Chuẩn bị chu đáo phương án phòng và chữa cháy có hiệu quả :
+ Bảo đảm hệ thồng thông tin liên lạc báo động nhanh và kịp thời khi có hoả hoạn.
+ Tổ chức và huấn luyện lực lượng phòng và chữa cháy thành thạo nghiệp vụ và luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời .
+ Trang bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ chữa cháy (cát khô, bao tải ướt, bình bọt, các nguồn nước...)
+ Bảo đảm hệ thông đường đủ rộng để xe chữa cháy ra vào thuận tiện.
IV. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VỆ SINH MỘI TRƯỜNG, CẢNH QUAN KHU VỰC :
Nhà thầu sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể và tuân thủ chặt chẽ những quy định về công tác giữ gìn bảo vệ cảnh quan và vệ sinh môi trường của Nhà nước Việt Nam nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi cho cảnh quan và môi trường khu vực:
- Bảo vệ chu đáo những cảnh quan tự nhiên hay nhân tạo có trong khu vực.
- Không chặt phá cây xanh bừa bãi trừ khi có yêu cầu của chủ công trình.
- Trong suốt quá trình thi công, nhà thầu sẽ giữ gìn cho công trường và toàn bộ khu vực luôn sạch sẽ. Vật liệu thừa và các chất phế thải được thu gom và đổ đúng nơi quy định.
- Bố trí và trang bị đầy đủ các công trình và thiết bị vệ sinh cho mọi thành viên của nhà thầu cũng như lực lượng giám sát của chủ đầu tư. Các công trình vệ sinh này sẽ đáp ứng được yêu cầu sử lý hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sử dụng.
- Nhà thầu sẽ làm tốt công tác kiểm soát bụi, ngăn ngừa và hạn chế tới mức tối đa việc bụi và các chất bẩn khác bốc nên do quá trình thi công bằng cách: giữ ổn định việc phủ xanh tạm thời, tưới nước chống bụi, có bạt che phủ khi vận chuyển vật liệu....
- Công trình thi công xong sẽ được vệ sinh công nghiệp, di chuyển thiết bị thi công để hoàn trả mặt bằng khu vực kể cả các vị trí xây dựng lán trại tạm.
 
 
 

Các tin bài khác
Thi công cọc cát thường
Thi công cọc cát thường

THI CÔNG CỌC CÁT
Cọc cát khác với các loại cọc cứng khác (bê tông, bê tông cốt thép, cọc gỗ, cọc cừ tràm, cọc tre...) là một bộ phận của kết cấu móng, làm nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng xuống đất nền, mạng lưới cọc cát làm nhiệm vụ gia cố nền đất yếu nên còn gọi là nền cọc cát.