THI CÔNG CỌC CÁT
Cọc cát khác với các loại cọc cứng khác (bê tông, bê tông cốt thép, cọc gỗ, cọc cừ tràm, cọc tre...) là một bộ phận của kết cấu móng, làm nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng xuống đất nền, mạng lưới cọc cát làm nhiệm vụ gia cố nền đất yếu nên còn gọi là nền cọc cát. Việc sử dụng cọc cát để gia cố nền có những ưu điểm nổi bật sau: Cọc cát làm nhiệm vụ như giếng cát, giúp nước lỗ rỗng thoát ra nhanh, làm tăng nhanh quá trình cố kết và độ lún ổn định diễn ra nhanh hơn. Nền đất được ép chặt do ống thép tạo lỗ, sau đó lèn chặt cát vào lỗ làm cho đất được nén chặt thêm, nước trong đất bị ép thoát vào cọc cát, do vậy làm tăng khả năng chịu lực cho nền đất sau khi xử lý. Cọc cát thi công đơn giản, vật liệu rẻ tiền (cát) nên giá thành rẻ hơn so với dùng các loại vật liệu khác. Cọc cát thường được dùng để gia cố nền đất yếu có chiều dày > 3m.
Cọc cát có tác dụng:
- Giúp lỗ rỗng trong đất thoát ra nhanh, làm cho quá trình cố kết của đất nhanh hơn và có độ lún chóng ổn định hơn.
- Đất được nén chặt thêm, độ rỗng của đất giảm và cường độ của nền cọc cát (bao gồm cọc cát và đất giữa các cọc) được tăng lên.
- Thi công đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền (cát thô, sạn sỏi) nên chi phí thấp hơn đệm cát và cát loại móng cọc, cọc cát chủ yếu dùng để xử lý nền đất yếu >3m.
Không nên dùng cọc cát trong trường hợp đất quá nhão (khi hệ số rỗng nén chặt ), cọc cát không thể lèn chặt đất được và khi lớp đất yếu có chiều dày mỏng < 2m nên dùng đệm cát thì tốt hơn (cọc cát đầm chặt).
Thi công cọc cát:
Cọc cát thường:
Là phương pháp thoát nước thẳng đứng phổ biến.
Tải phía trên giúp cho việc cố kết sau khi tạo cọc cát 40cm
Đá dăm là thành phần chính có độ dẫn cao thay thế cát.
Trang thiết bị giống cọc cát đầm chặt tiến hành đặt ống thép trong đất đổ cát vào trong.
Cọc cát đầm chặt:
Cải tạo đất với độ chặt cao bằng năng lượng rung động để đầm chặt cát trong cọc cát có đường kính 60-80cm.
Nói chung sử dụng để gia cố nền đất yếu bởi vì độ ổn định của cọc cát và giảm thể tích lún.
Sơ đồ nguyên lý thi công cọc cát thường:
Đặt ống vách đúng vị trí thi công.
Bắt đầu đóng ống vách xuống bằng búa rung.
Vừa đóng vừa kiểm tra áp lực đóng và độ sâu đóng.
Vừa đóng ống vừa kiểm tra đồng hồ đo chiều sâu mũi cọc, khi chiều sâu cọc đạt 5m từ mặt đất, đặt thiết bị đo chiều sâu 3m từ mặt đất.
Đổ cát vào trong ống bằng cách mở cửa xả phễu chờ.
Đặt đồng hồ đo cát ở chế độ làm việc.
Rút ống vách lên đồng thời theo dõi độ cao của cát.
Dừng việc rút ống vách khi độ sâu cát là 1m -1,5m, đóng van phun khí.
Đóng van áp lực trong ống.
Mở van xả-đưa cát vào.
Đóng van xả - mở van phun khí - bắt đầu rút ống và kiểm tra độ sâu cát.
Khi đồng hồ chỉ độ sâu mũi ống vách cách mặt đất 1m đóng van phun khí mở van áp lực trong ống-đóng cửa xả-rút từ từ ống vách lên và dừng búa.
Cát sử dụng là hạt lớn hay rung đồng nhất, lượng hạt sét, hạt bụi <5%.
Sau khi thi công cọc cát xong thường dùng các biện pháp xuyên tiêu chuẩn, thử bàn nén tĩnh hoặc khoan lấy mẫu ở giữa cọc cát nhằm xác định hệ số rỗng, độ bền chống cắt sau khi nén chặt. Nếu thi công nền cọc cát tốt, đúng kỹ thuật thì làm tăng cường độ đất lên 2-2,5 lần.
Khắc Quân (sưu tầm & tổng hợp
Các tin bài khác
Công nghệ và quy trình thi công cọc cát khí nén thổi khô
Một bộ thiết bị thi công cọc cát bằng công nghệ khí nén bao gồm các bộ phận sau :
Máy đóng cọc chuyên dùng (hoặc máy cẩu bánh xích lắp thêm ống trượt)
Búa rung điện công suất từ 90KW(120HP) trở lên
Máy phát điện công suất từ 250KVA trở lên
Máy nén khí công suất 15 HP trở lên.
Máy xúc lật dung tích gầu 1.8m3