BÁN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, SẢN XUẤT NĂM 1990
BÁN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, SẢN XUẤT NĂM 1990
CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON SHARYO DH650 - III
Thi công mặt đường
Thi công mặt đường
Thi công mặt đường
CHO THUÊ MÁY ĐÓNG CỌC, CẦN TRỤC BÁNH XÍCH 65 TẤN DH 650
CHO THUÊ MÁY ĐÓNG CỌC, CẦN TRỤC BÁNH XÍCH 65 TẤN DH 650
CHO THUÊ MÁY ĐÓNG CỌC, MÁY CẨU BÁNH XÍCH
BÁN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, MÁY HOẠT ĐỘNG TỐT, GIÁ RẺ
BÁN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, MÁY HOẠT ĐỘNG TỐT, GIÁ RẺ
BÁN CẨU BÁNH XÍCH NIPPON - SHARYO DH650-3, MÁY ĐANG HOẠT ĐỘNG TỐT, GIÁ RẺ CHO QUÝ KHÁCH NÀO QUAN TÂM
Thi công cọc cát đầm
Thi công cọc cát đầm
Thi công cọc cát đầm
CHO THUÊ CẨU BÁNH XÍCH DH650-3
CHO THUÊ CẨU BÁNH XÍCH DH650-3
CHO THUÊ CẨU BÁNH XÍCH DH650-3
Cho thuê búa rung
Cho thuê búa rung
Cho thuê búa rung 90-135 KW

Sách giáo khoa Trung Quốc thừa nhận biên giới đến đảo Hải Nam

Theo tư liệu Viện nghiên cứu Hán Nôm công bố sáng 3/6, cuốn sách giáo khoa của Trung Quốc xuất bản năm 1912 thể hiện biên giới nước này chỉ tới đảo Hải Nam.


"Cuốn sách giáo khoa do Bộ Giáo dục của nước Trung Hoa dân quốc phát hành nên có thể coi đây là sự thừa nhận về mặt nhà nước, rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải của họ", PGS Trịnh Khắc Mạnh, Viện nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) nói và đánh giá đây là tư liệu rất quan trọng.

Ông Mạnh cho biết, tư liệu này nằm trong bộ bản thảo dày 3.000 trang của công trình nghiên cứu "Thư mục Hán Nôm về biển đảo Việt Nam", đã được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiệm thu.

Một phần của bộ tư liệu này lần đầu được công bố nằm trong cuốn sách có độ dày hơn 480 trang, có tên gọi "Những tư liệu về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông".

sgk11.jpg

PGS.TS Nguyễn Tá Nhí thuyết trình những giá trị của các tư liệu vừa được công bố. Ảnh: Chí Hiếu.

PGS Mạnh cho hay, cuốn sách gồm 46 tư liệu, đa số đã được công bố dưới các hình thức khác nhau, song đây là lần đầu tiên nguyên bản gốc được giới thiệu rộng rãi trong đó có 17 tư liệu là bộ sử, 18 bản đồ. “Các tư liệu thể hiện nhất quán việc quản lý của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển của chúng ta ở Biển Đông”, PGS Mạnh khẳng định.

46 tư liệu lần này tập trung vào 3 luận điểm chính. Một là chứng minh hàng năm, Nhà nước Việt Nam, từ thời chúa Nguyễn đến nay đều cử người ra đo vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa để phục vụ việc quản lý. Thứ hai, các nhà nước phong kiến đã thành lập những đội quản lý, ra xây miếu lập bia, đưa người dân ra trồng rau sinh sống ổn định từ thế kỷ 17. Những điều này đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa ở Việt Nam.

“Từ thời Vua Minh Mạng, việc quản lý có bước phát triển mới. Có nhà buôn Ma Cao, Trung Quốc khi bắt gặp bản đồ ghi Hoàng Sa là của Việt Nam đã dâng lên vua Gia Long chứ không phải là dâng vua nhà Thanh. Điều này cho thấy người Trung Quốc đã ý thức rất rõ chủ quyền của đất nước chúng ta với Hoàng Sa”, vị Phó giáo sư nhấn mạnh.

Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Nguyễn Xuân Thắng cho hay, các tư liệu về việc thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến là những bằng chứng pháp lý vững chắc.

Ông Thắng cũng thông tin, trong bộ tư liệu này còn có cuốn sách Giao Châu dư địa chí của các tác giả Trung Quốc viết lại theo một cuốn sách thời nhà Minh, đã công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.

Theo ông Thắng, cơ quan này sẽ gửi tặng sách đến thư viện các tỉnh trong cả nước và có kế hoạch dịch sách ra tiếng Anh để giới thiệu với bạn bè quốc tế. “Qua các hội thảo, các cuộc liên lạc với cơ quan nghiên cứu phía Trung Quốc, các học giả, tri thức Trung Quốc cũng sẽ đọc được những tư liệu này”, ông Thắng nói.

Chí Hiếu


Các tin bài khác
Trung Quốc ngày càng đuối lý trong vụ giàn khoan trái phép
Trung Quốc ngày càng đuối lý trong vụ giàn khoan trái phép

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) cùng nhiều tàu vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam không đơn thuần chỉ là để khoan dầu, mà còn phục vụ cho mục đích chính trị của nước này, với ý đồ "độc chiếm" Biển Đông.

Bằng chứng không thể chối cãi vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Bằng chứng không thể chối cãi vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam

“Lúc đó, em nghĩ rằng mình đã chết. Sự việc xảy ra rất nhanh. Cú đâm đầu tiên từ phía sau làm bánh lái gãy, tàu mình không thể tăng tốc. Lúc đó, cứ tưởng tàu Trung Quốc sẽ buông tha. Nhưng bất ngờ tàu cá Trung Quốc tăng tốc rồi đâm chính diện khiến anh em chẳng kịp trở tay. May mắn thoát chết trong tích tắc”, anh Biên kể.
Nguyễn Văn Bình (19 tuổi), ngư dân trẻ nhất trên tàu ĐNa 90152, được phân công phụ trách nấu nướng cho đội tàu. Về đến Lý Sơn, Bình vẫn chưa hết hoàn hồn.

Trung Quốc có thể di chuyển giàn khoan đến khi tìm được dầu ở Biển Đông
Trung Quốc có thể di chuyển giàn khoan đến khi tìm được dầu ở Biển Đông

Một số chuyên gia năng lượng của Trung Quốc dự báo, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ di chuyển tới lui ở Biển Đông cho tới khi hoàn thành việc thăm dò dầu gần Hoàng Sa.

Tổng thống Obama cảnh báo sẵn sàng đáp trả sự gây hấn của Trung Quốc
Tổng thống Obama cảnh báo sẵn sàng đáp trả sự gây hấn của Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua cảnh báo rằng, quân đội nước này sẵn sàng đáp trả "sự gây hấn" của Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông và ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh.

Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương-981 đã khoan xong đợt đầu tiên
Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương-981 đã khoan xong đợt đầu tiên

Nhà điều hành giàn khoan Hải Dương-981, công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ giàn khoan Trung Quốc (COSL), cho biết giàn khoan đã hoàn thành đợt khoan đầu tiên và di chuyển tới một địa điểm khác gần khu vực hạ đặt đầu tiên.